Người lái đò của nghệ thuật hình ảnh....
Chưa bao giờ được gặp thầy, chưa bao giờ được nghe thầy giảng... nhưng các anh, các chị rồi những người đồng nghiệp của Mít đều là học trò của thầy...
Rồi những ngày 20.11, được nghe chị Thu, anh Hưng, anh Tài Văn kể về thầy, kể về cuộc nói chuyện khi sang nhà thầy, về những ngày thầy đứng lớp... Anh Hưng ở xa thế mà thầy còn gọi điện thoại hỏi thăm....
Rồi sáng nay đọc báo, rồi lên mạng thì thấy chị Thu buồn, thấy các anh im ắng quá... Lúc này nghệ thuật có lẽ cũng ngừng chuyển động............. Người lái đò đưa đò sang sông đã dừng tay chèo... để bao lứa học trò lại tiếp tục con đường dài mà người lái đò đã khởi đầu.........
Xin cảm ơn thầy - người thầy của những người thầy của con.....
Bài trên Tuoitre.vn ngày 20.09.2011
Nhà quay phim Trần Trung Nhàn đã ra đi
TT - Nhà quay phim và nhà sư phạm kỳ cựu của điện ảnh
Việt Nam - NSƯT Trần Trung Nhàn (sinh năm 1940) đã đột ngột ra đi lúc
15g30 ngày 19-9 tại Hà Nội sau một cơn bạo bệnh.
Nhà quay phim Trần Trung Nhàn - Ảnh tư liệu |
Sinh thời ông được biết đến là một trong những nhà quay
phim có số lượng tác phẩm nhiều nhất ở Việt Nam, trong đó có nhiều tác
phẩm xuất sắc gắn liền với những thời khắc huy hoàng không chỉ của ngành
điện ảnh mà của lịch sử dân tộc.
Năm 1975, cùng với nhà quay phim Trần Khánh Dư, ông tiến vào Sài Gòn theo đoàn quân giải phóng để thực hiện phim tài liệu Thành phố lúc rạng đông - bộ phim nhựa màu màn ảnh rộng đầu tiên của điện ảnh Việt Nam kể về thời khắc hân hoan khi nước nhà hoàn toàn thống nhất.
Là nhà quay phim tốt nghiệp Trường Điện ảnh quốc gia
Liên Xô (VGIK), ông từng ghi dấu ấn đậm nét trong các tác phẩm điện ảnh
nổi tiếng như Tội lỗi cuối cùng, Đứa con nuôi (giải quay phim xuất sắc nhất Liên hoan phim quốc gia lần 5, năm 1980), Đêm hội Long Trì (giải quay phim xuất sắc nhất Liên hoan phim quốc gia lần 9, năm 1990). Ông còn là đạo diễn các phim Hồi ức tình yêu, Trưởng ban dân số, Sông Hồng reo...
NSƯT Trần Trung Nhàn cũng là một nhà sư phạm mẫu mực
được sinh viên yêu quý và kính trọng vì tinh thần cẩn trọng, nghiêm khắc
trong các bài giảng về nghề nghiệp nhưng đôn hậu trong đời thường.
Trước khi ra đi ở tuổi 71, dù đã về hưu được gần 10 năm
nhưng ông chưa bao giờ rời xa bục giảng. Sự ra đi của ông là một tổn
thất cho ngành điện ảnh, một nỗi buồn vô hạn cho gia đình ông và nhiều
thế hệ học trò vẫn gọi ông bằng “bố”.
Lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 14g30 ngày 21-9 tại đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội.
Nhà quay phim PHẠM QUANG MINH
Nhận xét
Đăng nhận xét