Ba mẹ chưa bao giờ dạy CHỬI... nhưng hôm nay tôi chửi TÔI và "Tình nguyện ko có giá để trả"
Đọc bài viết "Bảo vệ môi trường ở Việt Nam chỉ là trình diễn" của chị Hoàng Minh Hồng trên http://vef.vn.link/ http://vef.vn/2011-03-20-bao-ve-moi-truong-o-vn-chi-la-trinh-dien-
Điều duy nhất tôi rút ra là "Giá để trả cho hoạt động tình nguyện thực sự quá rẻ" so với cái giá đang kêu gọi kia.
Và với tôi "Tình nguyện ko có giá để trả" và từ nay tôi cũng ko muốn trả giá với cái gọi là Tình nguyện nếu như bạn chưa thực sự muốn làm tình nguyện với chính bản thân bạn trước khi mơ ước đến việc tình nguyện xã hội.
Gần 4 năm qua, từ ngày tôi được có cái tự hào mặc cái áo xanh tình nguyện đi trong hàng ngũ ra quân Mùa hè xanh tình nguyện thì cũng đã đủ thấm cái giá của 2 từ Tình nguyện. Nhớ lúc đó mặc áo xanh trong trời nắng gắt, đi 1 quãng đường dài để về nhà, tôi ngồi nghỉ ở 1 quán nước bên đường. Có người dân ra nói "Mày là sinh viên tình nguyện hả? vậy ra bê hộ tảng đá đang ngáng đầu ngõ kia hộ cái" nhìn quanh thấy bao người ko nhờ, cũng chẳng nói cùng làm, chỉ nói mình vì đơn giản mặc áo xanh tình nguyện. Con bé ngơ ngác, tảng đá thì to đùng, cái anh thanh niên thì hút thuốc phì phèo, và cười cợt nhả với nó, hô "Vác đi, làm tình nguyện mà".... Lúc đó ức lắm, còn tự ái vì giữa trưa hè rồi, uống 1 hơi hết chén trà đá, đừng lên đi lấy xe đi về, và khóc. Đắng lắm là tiếng cười rộn rã của đám thanh niên xã hội.
Thấm hơn, cả hè ko về nhà, cũng chẳng ai gọi đi làm tình nguyện gì cả, đoàn trường còn nhỏ chưa có hoạt động, con bé và đứa bạn đành vác xe đi xin việc làm thêm, mong 1 ngày mặc áo xanh được đi dạy học ở làng trẻ như các chị nó ngày trước. Mùa hè đó, nó tình nguyện đi làm thêm với số tiền lương 20k/ngày ( bưng bê mà). Hồi đó giấu ba mẹ, vì thực sự nó chưa bao giờ phải lao động vất vả.
Rồi hết hè, nó vô tình quen bác Kor's trong 1 chương trình triển lãm, rồi nó biết hoạt động tình nguyện truyền thông môi trường trong xã hội, nó cũng hào hứng kêu gọi bạn bè tham gia. Buổi đầu tiên, số lượng tình nguyện của trường nó là 35 người, nó khoái lắm, được đi tình nguyện rồi..... Rồi nó gặp anh Tiến, chị Giang, bạn Linh và rồi nó được tham gia xây dựng C4E từ những ước mơ mọi người chia sẻ. Chưa kể không có đồng phục các bạn trong trường đồng ý đóng tiền làm áo, rồi bên khoa đồng ý hỗ trợ cờ, nhưng cuối cùng vị giám đốc VINAHANDS sau khi theo dõi câu chuyện lại đồng ý tài trợ 100 bộ đồng phục đầu tiên, và thực sự nó đã biết cảm xúc cầm đồng tiền tài trợ ở phút chót như nào. Cũng như nhớ ánh mắt các bạn khi cầm lại tiền làm áo còn nói "Giữ lại làm quỹ hoạt động của mình đi mày".
Ba năm sau đó, với nó C4E đã thực sự là niềm tự hào và niềm vui mà nó có.
C4E dạy nó biết làm tình nguyện từ con số 0 đến khi có 1 đồng rồi có đến đủ số tiền cần làm. Cũng như C4E khiền nó hiểu câu nói của Kor's "Hỗ trợ duy trì con nghiện phải sống nhưng muốn nó béo tốt và khỏe mạnh, thì nó phải tự vận động và thay đổi" Giờ con nghiện đó cũng ko cần nó và Kor's nữa, nhưng nó thực sự vui vì nó được là tình nguyện với con nghiện đó và được tình nguyện là đứa em gái của gia đình Kor's.
Cũng thấm đủ 3 năm có giá cho hai chữ Tình nguyện. Nó vẫn nói "Nó chỉ làm tình nguyện cho C4E thôi" còn lại, nó đều được trả lương cho các công việc nó tham gia, và nó vẫn sống trong niềm đam mê đó. Có người bảo nó " Tiền đâu mà sống" nó chỉ cười, vì ai biết nó vẫn nhận lương nhà, ba mẹ vẫn phải nuôi nó sau khi nó ra trường 2 năm, vì tiền lương của nó chưa bao giờ đủ cho nó đi tình nguyện. Đôi lần nó muốn bỏ, vì cần kinh tế, cần cái thực dụng mà sống chứ ko bay bổng nổi. Nhưng cũng chính những trái tim tình nguyện, những ước mơ, và mục tiêu duy nhất mà nó muốn khiến nó tiếp tục đi. Rồi nó cũng trả giá cho cái quyết tâm đó, khi nó phải lẻ loi đi về căn nhà nhỏ.
8 tiếng đi làm ở văn phòng để sống, và tranh thủ họp hành tình nguyện, nó hay về nhà lúc 10h tối. Để rồi chẳng ai đợi nổi nó để ăn cùng mâm cơm nữa. Nó đã khóc, nó cũng nghĩ "Sao mình làm tình nguyện như vậy mà anh ko hiểu nó, anh nhẫn tâm rời xa nó để nó đau rồi gầm gừ như vậy" nhưng chưa bao giờ nó nghĩ đến việc tình nguyện trong vai trò người vợ, tình nguyện sẻ chia gáng vác mái ấm cùng người đã bên nó rất lâu. Đến lúc bền vững ko có, thì ai đầu tư nữa nhỉ? Nó thất bại khi chẳng có đủ khả năng để làm tình nguyện 1 cách bền vững.
Rồi nó làm việc, nó cần công việc để sống, để tồn tại, cũng như để có lương còn đi làm tình nguyện. Nhưng nếu nó ko tập trung, thì lương nó ko cao, ko đủ duy trì cuộc sống tối thiểu chứ chưa nói đến chi phí cho công việc tình nguyện nó theo. Nó lao vào công việc, nó được gặp được quen những con người tình nguyện trước nó cả chục năm, nó hâm mộ họ lắm. Và nó nhận ra nó ko lẻ loi nữa, nó có được sự quan tâm của những người anh, người chị thực sự, sự sẻ chia theo đúng các "lá lành đùm lá rách". Nó ko ngại khi nó kể về nó, về con đường nó đang đi, vì có người hiểu nên âm thầm ủng hộ. Nhưng nó cũng đau hơn khi phải thấm nỗi đau đánh đổi.
Nó nhớ 20 tuổi nó đã có card là phó giám đốc 1 tổ chức, có quyết định bổ nhiệm, dấu đỏ đàng hoàng nhé. Nhưng là phó giám đốc tình nguyện luôn, chẳng lương, chẳng cơ chế, chẳng rằng buộc đâu. Cái card đó là quyền lợi để nó có thể đi xin tiền cho hoạt động tình nguyện của nó và bạn bè. Cái card đó là cái danh để nó phải có những bữa cafe ở nơi sang trọng với những đối tác có thể quyết định tài trợ cho nó. Cái card đó đủ để nó thấm cái giá trị 1 đồng cho tình nguyện, đáng giá với sự bền vững của doanh nghiệp và thương hiệu xã hội ra sao. Cái card đó cũng khiến nó tự hào khi đưa cho bạn bè, để nó được cái hư danh khiến đối tác tin mà phối hợp với nó. Cái card đó cũng là cái giá trị niềm tin của cả 1 tổ chức đặt vào nó sự uy tín của cả một hội lớn trong đất nước này. Và nó thấm hơn cái giá trị dám chịu khi dám làm người khác tin tưởng. Và nó thấm lắm giá trị để nó có được sự duy trì tình nguyện.
Rồi nó đi làm truyền hình, nó làm chương trình về các bạn làm tình nguyện như nó, làm về các phong trào mà giới trẻ đang quan tâm, và nó thấm hơn những trái tim âm thầm tình nguyện, nó thấm hơn sự sẻ chia từ cá nhân đến cái chung của mỗi con người. Nó thấm hơn giá trị hạnh phúc cá nhân với giá trị xã hội có. Nó thấm hơn nỗi khát khao 1 bờ vai cho nó tựa, nhưng nó thấm hơn sự nghi ngờ và ánh mắt hoang mang của nó. Nó ko muốn biết sự trần trụi của xã hội, nó chỉ muốn nó được nhìn mọi thứ là mầu hồng để nó còn khát khao, để nó còn đam mê. Rồi nó quyết định đứng bên lề giá trị, để nó được nhìn thấy sự thật nó cần phải thẳng thắn.
Và giờ đây nó được đọc bài "Bảo vệ môi trường ở VN chỉ là trình diễn?" thì mình cảm nhận "Giá để trả cho tình nguyện rẻ quá". Số tiền doanh nghiệp phải bỏ vào là bao nhiêu sẽ đủ. Cho 1 con số rõ ràng đi, để doanh nghiệp và cộng đồng biết. Mỗi người đều có thể góp vào đó 10.000vnd * 10 triệu người tại TPHCM này, có đủ ko? Mình cũng đã phải đi xin tài trợ rất nhiều lần cho hoạt động tình nguyện, trong những lúc gấp gáp thì rất ít doanh nghiệp có thể duyệt ngay chi phí với 1 hoạt động bộc phát mà chưa xác định có tính bền vững hay đạt tối thiểu điều kiện PR thương hiệu của họ. Trừ phi chính người đứng đầu doanh nghiệp là 1 người rất hiểu giá trị hoạt động cộng đồng và rất có tâm.
Và đi xin tài trợ thì cũng phải hiểu cái khó của doanh nghiệp khi họ đặt bút ký quyết định ok. Họ có là tập đoàn lớn hay cty nhỏ, họ cũng phải sống, họ cũng phải duy trì và phải tồn tại nên 1 đồng cũng là giá trị với trí óc của những con người đang xây dựng doanh nghiệp đó, chứ chẳng đơn giản là lá rụng mà nhấc bút rồi ký xoạch 1 cái là xuất tiền. Không muốn nói khía cạnh khác của đồng tiền, vì cái gì cũng có cái giá, có cho có nhận luôn là cán cân công bằng. Tiền là thước đo cho sự phát triển, nhưng cái tâm, và tri thức lại là nền tảng cho bền vững.
Vậy nên cái gì cũng có lý do, và nếu chưa tìm ra lý do được để trả lời cho vấn đề "tại sao tôi vẫn mãi vét từng đồng trong túi đi làm tình nguyện" thì sẽ chẳng tìm được lý do để giải thích "Tại sao doanh nghiệp mãi hờ hững với hoạt động tình nguyện của giới trẻ". Và "truyền thông môi trường tại Việt Nam có phải là trình diễn ko?" thì xin hỏi cái tâm và trí thức dành cho nó ở đâu trong suy nghĩ cần duy trì bền vững và phát triển.
XIN ĐỪNG NÓI VỚI TÔI VỀ TÌNH NGUYỆN KHI CHƯA THỰC SỰ NGHĨ ĐẾN LÀM TÌNH NGUYỆN CHO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. VÌ CHÍNH TÔI ĐANG PHẢI HỌC TÌNH NGUYỆN CHO MÌNH.
(bài viết này tôi xin tag đến những người bạn đã đi cùng tôi trên chặng đường qua. Cũng xin nói lời cảm ơn thực sự với những trái tim vẫn cháy với đam mê. Mít mãi là Mít và tự tin vì điều đó)
Bảo vệ môi trường ở VN chỉ là trình diễn?
Điều duy nhất tôi rút ra là "Giá để trả cho hoạt động tình nguyện thực sự quá rẻ" so với cái giá đang kêu gọi kia.
Và với tôi "Tình nguyện ko có giá để trả" và từ nay tôi cũng ko muốn trả giá với cái gọi là Tình nguyện nếu như bạn chưa thực sự muốn làm tình nguyện với chính bản thân bạn trước khi mơ ước đến việc tình nguyện xã hội.
Gần 4 năm qua, từ ngày tôi được có cái tự hào mặc cái áo xanh tình nguyện đi trong hàng ngũ ra quân Mùa hè xanh tình nguyện thì cũng đã đủ thấm cái giá của 2 từ Tình nguyện. Nhớ lúc đó mặc áo xanh trong trời nắng gắt, đi 1 quãng đường dài để về nhà, tôi ngồi nghỉ ở 1 quán nước bên đường. Có người dân ra nói "Mày là sinh viên tình nguyện hả? vậy ra bê hộ tảng đá đang ngáng đầu ngõ kia hộ cái" nhìn quanh thấy bao người ko nhờ, cũng chẳng nói cùng làm, chỉ nói mình vì đơn giản mặc áo xanh tình nguyện. Con bé ngơ ngác, tảng đá thì to đùng, cái anh thanh niên thì hút thuốc phì phèo, và cười cợt nhả với nó, hô "Vác đi, làm tình nguyện mà".... Lúc đó ức lắm, còn tự ái vì giữa trưa hè rồi, uống 1 hơi hết chén trà đá, đừng lên đi lấy xe đi về, và khóc. Đắng lắm là tiếng cười rộn rã của đám thanh niên xã hội.
Thấm hơn, cả hè ko về nhà, cũng chẳng ai gọi đi làm tình nguyện gì cả, đoàn trường còn nhỏ chưa có hoạt động, con bé và đứa bạn đành vác xe đi xin việc làm thêm, mong 1 ngày mặc áo xanh được đi dạy học ở làng trẻ như các chị nó ngày trước. Mùa hè đó, nó tình nguyện đi làm thêm với số tiền lương 20k/ngày ( bưng bê mà). Hồi đó giấu ba mẹ, vì thực sự nó chưa bao giờ phải lao động vất vả.
Rồi hết hè, nó vô tình quen bác Kor's trong 1 chương trình triển lãm, rồi nó biết hoạt động tình nguyện truyền thông môi trường trong xã hội, nó cũng hào hứng kêu gọi bạn bè tham gia. Buổi đầu tiên, số lượng tình nguyện của trường nó là 35 người, nó khoái lắm, được đi tình nguyện rồi..... Rồi nó gặp anh Tiến, chị Giang, bạn Linh và rồi nó được tham gia xây dựng C4E từ những ước mơ mọi người chia sẻ. Chưa kể không có đồng phục các bạn trong trường đồng ý đóng tiền làm áo, rồi bên khoa đồng ý hỗ trợ cờ, nhưng cuối cùng vị giám đốc VINAHANDS sau khi theo dõi câu chuyện lại đồng ý tài trợ 100 bộ đồng phục đầu tiên, và thực sự nó đã biết cảm xúc cầm đồng tiền tài trợ ở phút chót như nào. Cũng như nhớ ánh mắt các bạn khi cầm lại tiền làm áo còn nói "Giữ lại làm quỹ hoạt động của mình đi mày".
Ba năm sau đó, với nó C4E đã thực sự là niềm tự hào và niềm vui mà nó có.
C4E dạy nó biết làm tình nguyện từ con số 0 đến khi có 1 đồng rồi có đến đủ số tiền cần làm. Cũng như C4E khiền nó hiểu câu nói của Kor's "Hỗ trợ duy trì con nghiện phải sống nhưng muốn nó béo tốt và khỏe mạnh, thì nó phải tự vận động và thay đổi" Giờ con nghiện đó cũng ko cần nó và Kor's nữa, nhưng nó thực sự vui vì nó được là tình nguyện với con nghiện đó và được tình nguyện là đứa em gái của gia đình Kor's.
Cũng thấm đủ 3 năm có giá cho hai chữ Tình nguyện. Nó vẫn nói "Nó chỉ làm tình nguyện cho C4E thôi" còn lại, nó đều được trả lương cho các công việc nó tham gia, và nó vẫn sống trong niềm đam mê đó. Có người bảo nó " Tiền đâu mà sống" nó chỉ cười, vì ai biết nó vẫn nhận lương nhà, ba mẹ vẫn phải nuôi nó sau khi nó ra trường 2 năm, vì tiền lương của nó chưa bao giờ đủ cho nó đi tình nguyện. Đôi lần nó muốn bỏ, vì cần kinh tế, cần cái thực dụng mà sống chứ ko bay bổng nổi. Nhưng cũng chính những trái tim tình nguyện, những ước mơ, và mục tiêu duy nhất mà nó muốn khiến nó tiếp tục đi. Rồi nó cũng trả giá cho cái quyết tâm đó, khi nó phải lẻ loi đi về căn nhà nhỏ.
8 tiếng đi làm ở văn phòng để sống, và tranh thủ họp hành tình nguyện, nó hay về nhà lúc 10h tối. Để rồi chẳng ai đợi nổi nó để ăn cùng mâm cơm nữa. Nó đã khóc, nó cũng nghĩ "Sao mình làm tình nguyện như vậy mà anh ko hiểu nó, anh nhẫn tâm rời xa nó để nó đau rồi gầm gừ như vậy" nhưng chưa bao giờ nó nghĩ đến việc tình nguyện trong vai trò người vợ, tình nguyện sẻ chia gáng vác mái ấm cùng người đã bên nó rất lâu. Đến lúc bền vững ko có, thì ai đầu tư nữa nhỉ? Nó thất bại khi chẳng có đủ khả năng để làm tình nguyện 1 cách bền vững.
Rồi nó làm việc, nó cần công việc để sống, để tồn tại, cũng như để có lương còn đi làm tình nguyện. Nhưng nếu nó ko tập trung, thì lương nó ko cao, ko đủ duy trì cuộc sống tối thiểu chứ chưa nói đến chi phí cho công việc tình nguyện nó theo. Nó lao vào công việc, nó được gặp được quen những con người tình nguyện trước nó cả chục năm, nó hâm mộ họ lắm. Và nó nhận ra nó ko lẻ loi nữa, nó có được sự quan tâm của những người anh, người chị thực sự, sự sẻ chia theo đúng các "lá lành đùm lá rách". Nó ko ngại khi nó kể về nó, về con đường nó đang đi, vì có người hiểu nên âm thầm ủng hộ. Nhưng nó cũng đau hơn khi phải thấm nỗi đau đánh đổi.
Nó nhớ 20 tuổi nó đã có card là phó giám đốc 1 tổ chức, có quyết định bổ nhiệm, dấu đỏ đàng hoàng nhé. Nhưng là phó giám đốc tình nguyện luôn, chẳng lương, chẳng cơ chế, chẳng rằng buộc đâu. Cái card đó là quyền lợi để nó có thể đi xin tiền cho hoạt động tình nguyện của nó và bạn bè. Cái card đó là cái danh để nó phải có những bữa cafe ở nơi sang trọng với những đối tác có thể quyết định tài trợ cho nó. Cái card đó đủ để nó thấm cái giá trị 1 đồng cho tình nguyện, đáng giá với sự bền vững của doanh nghiệp và thương hiệu xã hội ra sao. Cái card đó cũng khiến nó tự hào khi đưa cho bạn bè, để nó được cái hư danh khiến đối tác tin mà phối hợp với nó. Cái card đó cũng là cái giá trị niềm tin của cả 1 tổ chức đặt vào nó sự uy tín của cả một hội lớn trong đất nước này. Và nó thấm hơn cái giá trị dám chịu khi dám làm người khác tin tưởng. Và nó thấm lắm giá trị để nó có được sự duy trì tình nguyện.
Rồi nó đi làm truyền hình, nó làm chương trình về các bạn làm tình nguyện như nó, làm về các phong trào mà giới trẻ đang quan tâm, và nó thấm hơn những trái tim âm thầm tình nguyện, nó thấm hơn sự sẻ chia từ cá nhân đến cái chung của mỗi con người. Nó thấm hơn giá trị hạnh phúc cá nhân với giá trị xã hội có. Nó thấm hơn nỗi khát khao 1 bờ vai cho nó tựa, nhưng nó thấm hơn sự nghi ngờ và ánh mắt hoang mang của nó. Nó ko muốn biết sự trần trụi của xã hội, nó chỉ muốn nó được nhìn mọi thứ là mầu hồng để nó còn khát khao, để nó còn đam mê. Rồi nó quyết định đứng bên lề giá trị, để nó được nhìn thấy sự thật nó cần phải thẳng thắn.
Và giờ đây nó được đọc bài "Bảo vệ môi trường ở VN chỉ là trình diễn?" thì mình cảm nhận "Giá để trả cho tình nguyện rẻ quá". Số tiền doanh nghiệp phải bỏ vào là bao nhiêu sẽ đủ. Cho 1 con số rõ ràng đi, để doanh nghiệp và cộng đồng biết. Mỗi người đều có thể góp vào đó 10.000vnd * 10 triệu người tại TPHCM này, có đủ ko? Mình cũng đã phải đi xin tài trợ rất nhiều lần cho hoạt động tình nguyện, trong những lúc gấp gáp thì rất ít doanh nghiệp có thể duyệt ngay chi phí với 1 hoạt động bộc phát mà chưa xác định có tính bền vững hay đạt tối thiểu điều kiện PR thương hiệu của họ. Trừ phi chính người đứng đầu doanh nghiệp là 1 người rất hiểu giá trị hoạt động cộng đồng và rất có tâm.
Và đi xin tài trợ thì cũng phải hiểu cái khó của doanh nghiệp khi họ đặt bút ký quyết định ok. Họ có là tập đoàn lớn hay cty nhỏ, họ cũng phải sống, họ cũng phải duy trì và phải tồn tại nên 1 đồng cũng là giá trị với trí óc của những con người đang xây dựng doanh nghiệp đó, chứ chẳng đơn giản là lá rụng mà nhấc bút rồi ký xoạch 1 cái là xuất tiền. Không muốn nói khía cạnh khác của đồng tiền, vì cái gì cũng có cái giá, có cho có nhận luôn là cán cân công bằng. Tiền là thước đo cho sự phát triển, nhưng cái tâm, và tri thức lại là nền tảng cho bền vững.
Vậy nên cái gì cũng có lý do, và nếu chưa tìm ra lý do được để trả lời cho vấn đề "tại sao tôi vẫn mãi vét từng đồng trong túi đi làm tình nguyện" thì sẽ chẳng tìm được lý do để giải thích "Tại sao doanh nghiệp mãi hờ hững với hoạt động tình nguyện của giới trẻ". Và "truyền thông môi trường tại Việt Nam có phải là trình diễn ko?" thì xin hỏi cái tâm và trí thức dành cho nó ở đâu trong suy nghĩ cần duy trì bền vững và phát triển.
XIN ĐỪNG NÓI VỚI TÔI VỀ TÌNH NGUYỆN KHI CHƯA THỰC SỰ NGHĨ ĐẾN LÀM TÌNH NGUYỆN CHO CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. VÌ CHÍNH TÔI ĐANG PHẢI HỌC TÌNH NGUYỆN CHO MÌNH.
(bài viết này tôi xin tag đến những người bạn đã đi cùng tôi trên chặng đường qua. Cũng xin nói lời cảm ơn thực sự với những trái tim vẫn cháy với đam mê. Mít mãi là Mít và tự tin vì điều đó)
Bảo vệ môi trường ở VN chỉ là trình diễn?
Nhận xét
Đăng nhận xét