7 cách Đắc nhân tâm nơi công sở
Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc.
Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả:
1. Thân thiện với mọi người
Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.
Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng vậy!
2. Giúp đỡ nhiệt tình
Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và thư giản một chút. Nhưng nếu bạn tận dụng khoảng thời gian này để giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.
3. Chủ động nhận việc khó
Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải quyết những công việc phức tạp. Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc trên, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại khó. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Sếp và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần này của bạn.
4. Cư xử lịch thiệp
Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, điện thoại gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.
Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu riêng tại bàn làm việc…
5. Chào đón đồng nghiệp mới
Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới, đặc biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới, hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!
6. Lắng nghe
Trong cuộc họp, bạn nghĩ rằng giải pháp của mình là tối ưu cho những khó khăn hiện tại, nhưng cũng không mất gì nếu bạn lắng nghe ý kiến của những đồng nghiệp khác trước. Hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ và những đóng góp của họ. Khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau, có thể bạn sẽ đưa ra được giải pháp sáng tạo hơn cả những gì trước đó.
7. Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
Trong những tình huống bạn hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ; cũng như cho sếp bạn biết vai trò của họ trong dự án này. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì giúp được bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và hai bên sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Rồi ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn. Con đường đến thành công sẽ rộng mở!
bài trích từ vietnamworks.com
Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả:
1. Thân thiện với mọi người
Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.
Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng vậy!
2. Giúp đỡ nhiệt tình
Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và thư giản một chút. Nhưng nếu bạn tận dụng khoảng thời gian này để giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.
3. Chủ động nhận việc khó
Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải quyết những công việc phức tạp. Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc trên, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại khó. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Sếp và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần này của bạn.
4. Cư xử lịch thiệp
Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, điện thoại gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.
Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu riêng tại bàn làm việc…
5. Chào đón đồng nghiệp mới
Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới, đặc biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới, hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!
6. Lắng nghe
Trong cuộc họp, bạn nghĩ rằng giải pháp của mình là tối ưu cho những khó khăn hiện tại, nhưng cũng không mất gì nếu bạn lắng nghe ý kiến của những đồng nghiệp khác trước. Hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ và những đóng góp của họ. Khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau, có thể bạn sẽ đưa ra được giải pháp sáng tạo hơn cả những gì trước đó.
7. Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
Trong những tình huống bạn hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ; cũng như cho sếp bạn biết vai trò của họ trong dự án này. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì giúp được bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và hai bên sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.
Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Rồi ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn. Con đường đến thành công sẽ rộng mở!
bài trích từ vietnamworks.com
Nhận xét
Đăng nhận xét